Nhà văn,àbáoPhápbấtngờvìvỉahèTPHCMcóđầyxemátrực tiếp nhà báo Julie Lardon (34 tuổi) người Pháp, diễn giả tọa đàm "Đô thị hiện đại và đô thị bền vững" do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức mới đây vào chiều tối 5.10 khi vừa đến TP.HCM đã cho biết, cảm thấy "không quen với việc xe máy dựng đầy trên vỉa hè".
TP.HCM là thành phố thứ 4 mà nữ nhà báo đặt chân khi tới Việt Nam. Trước đó là Hà Nội, Huế và Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhà báo Julie Lardon đặc biệt ấn tượng với sự phát triển và hiện đại của TP.HCM. "Có lẽ đây là thành phố duy nhất mà tôi cảm thấy giống như một thành phố phương Tây", cô nói.
Trong toạ đàm về chủ đề đô thị tương lai mà nhà báo Julie Lardon là diễn giả chính, cô cùng nhiều khách mời đã chia sẻ các góc nhìn về đô thị hiện đại. Khi được hỏi về văn hoá đời sống vỉa hè tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, nhà báo Pháp nói có rất nhiều điều lạ lẫm, đặc biệt là khi một phần không gian vỉa hè của người đi bộ phải chia sẻ cho việc để xe máy.
Với đặc thù kinh tế vỉa hè phát triển, TP.HCM đang có chủ trương cho người kinh doanh buôn bán thuê một phần vỉa hè để nâng cao việc quản lý đô thị. Bên cạnh những băn khoăn, nhiều người dân tại TP.HCM cũng ủng hộ chủ trương này vì văn hoá ẩm thực, đời sống ở vỉa hè từ lâu đã trở thành thói quen của người dân địa phương. Tuy nhiên, điều này có chút khác biệt so với ở Pháp, quê hương của cô.
"Ở Pháp không hoàn toàn cho thuê vỉa hè. Không gian công cộng này cũng được một số thương nhân sử dụng. Ở Pháp không có street food (thức ăn đường phố) như ở Việt Nam, nhưng các quán cà phê cũng có phần đưa bàn ghế ra vỉa hè, tuy nhiên họ sẽ phải trả thuế cho nhà nước, cho thành phố và phải cam kết vẫn phải đảm bảo đủ không gian cho người đi bộ trên vỉa hè", nữ tác giả chia sẻ.
Trong tọa đàm "Đô thị hiện đại và đô thị tương lai" diễn ra chiều 5.10 tại đường sách TP.HCM, ngoài việc giới thiệu cuốn sách Nuôi nhân loại (nằm trong bộ sách Thế giới tương lai được chuyển ngữ từ tiếng Pháp), tác giả Julie Lardon nhấn mạnh giới trẻ hãy ý thức đến những thách thức trong tương lai, khi dự báo vào năm 2050, khi thế giới đạt 10 tỉ người sẽ có khoảng 70% dân số sống ở các đô thị.
Làm thế nào biến thành phố tương lai không gian sống không chỉ sống được mà sống tốt, đủ cơ sở hạ tầng để chăm sóc y tế, văn hóa cho người dân là những câu hỏi mà người trẻ đương thời cần trả lời.